Bụi công nghiệp và những tác hại khôn lường
Bụi công nghiệp được phát tán từ các khu công nghiệp, nhà máy. Chúng là tác nhân gây ra sự ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người nếu như không được thu gom và xử lý. Để biết cách xử lý bụi công nghiệp, cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây.
BỤI CÔNG NGHIỆP LÀ GÌ?
Bụi công nghiệp là các tạp chất chứa nhiều hạt có kích thước nhỏ. Chúng có thể có kích thước siêu nhỏ chỉ từ 0,0011 micromet cho tới các hạt bụi có kích thước lớn đến vài chục micromet.
Tùy vào kích thước và nguồn phát sinh ra bụi công nghiệp, người ta chia bụi công nghiệp thành các loại như sau:
- Bụi lắng (Aerogen): Bụi có kích thước lớn, chúng có thể lắng lại và bám trên các vật thể, bề mặt.
- Bụi bay (Aerozon): Có kích thước siêu nhỏ, trọng lượng nhẹ và bay lơ lửng trong không khí.
Hoặc dựa vào kích thước, người ta chia bụi thành các dạng như:
- Bụi bay: 0,00110 micromet.
- Các hạt mù: 0,1 – 10 micromet.
- Các hạt khói: 0,001 – 0,1 micromet.
- Bụi lắng: lớn hơn 10 micromet.
Dựa theo nguồn gốc, bụi công nghiệp được biết đến từ các nguồn chính sau:
- Bụi gỗ
- Bụi cát
- Bụi xi măng
- Bụi kim loại
- Bụi hóa chất
- Bụi khói hàn
- Bụi thực phẩm
- …
Chúng được sinh ra từ các ngành công nghiệp điển hình như: ngành chế tạo gỗ, ngành sản xuất kim loại, ngành luyện kim, nhà máy nhiệt điện, sản xuất và khai thác than, ngành xây dựng…
Chúng là các chất thải (có thể nhìn thấy, hoặc không nhìn thấy) dễ dàng phát tán ra môi trường, phát tán theo chiều gió và gây ra ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí.
BỤI CÔNG NGHIỆP CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Đa phần, bụi công nghiệp đều gây ra những nguy hiểm nhất định tới môi trường và sức khỏe con người.
Trong đó, có các loại nguy hiểm như sau:
Loại bụi dễ cháy
Bụi dễ cháy là loại bụi có khả năng gây ra cháy nổ, dễ dàng bén lửa, là mối nguy hiểm tiềm ẩn trong các khu công nghiệp.
Các vụ nổ bụi có thể xảy ra trong các môi trường có đủ điều kiện như:
- Oxy
- Không gian kín
- Có nguồn đánh lửa
- Bụi ở nồng độ phù hợp
Ở trong điều kiện phù hợp, bụi có khả năng gây nên các vụ nổ bụi. Nếu làm việc trong ngành công nghiệp có lượng bụi dễ bắt lửa và dễ gây ra nổ bụi. Đây là mối đe dọa thường xuyên cho những người lao động. Nếu không thực hiện các biện pháp phòng tránh cháy nổ, có thể dẫn đến mối đe dọa tới tính mạng, của cải. Bụi dễ nổ có khả năng bắt lửa và tạo ra các đám cháy, gây nên nguy cơ mất an toàn cho khu công nghiệp và những người làm việc tại đây.
Các loại bụi công nghiệp dễ cháy như: bụi từ sản phẩm nông nghiệp (bột mì, đường, ngũ cốc), bụi gỗ công nghiệp, bụi kim loại (kẽm, đồng, nhôm…), bụi cao su, bụi hóa chất (lưu huỳnh, than…), bụi từ ngành dược phẩm, bụi nhựa…
Loại bụi độc hại
Các loại bụi công nghiệp mang theo các chất độc hại như nguồn bụi gỗ, bụi xi măng, bụi cao su, bụi hóa chất, bụi sơn, bụi giấy… Phần lớn các loại bụi đều chứa những thành phần độc hại. Chúng trực tiếp gây nên ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Thậm chí có thể dẫn tới các căn bệnh ung thư.
Các loại bụi độc hại như: bụi gỗ, bụi giấy, bụi xi măng, bụi hóa chất, bụi cao su…
- Bụi tiếp xúc với da: Gây nên ngứa rát, bít tắc lỗ chân lông hoặc gây nên viêm da.
- Bụi tiếp xúc với mắt: Gây nên đau mắt, viêm mắt, tiếp xúc lâu ngày với bụi có thể khiến giảm thị lực.
- Bụi trực tiếp xâm nhập qua đường hô hấp gây nên viêm mũi dị ứng, viêm xoang, đau rát mũi.
- Các hạt bụi nhỏ hơn (bụi mịn < PM 2.5) có thể đi vào bên trong cơ thể, trực tiếp đi vào phổi và khó có thể đào thải ra ngoài. Chúng gây nên các tổn thương cho phổi, thậm chí các hạt bụi độc hại có thể gây nên ung thư phổi.
Với các tính chất của từng loại bụi còn gây ra những ảnh hưởng khác nhau tới sức khoẻ con người như sau:
- Bụi vôi có thể gây bỏng mắt do vôi khi gặp nước mắt sẽ tạo ra nhiệt và gây ra bỏng.
- Bụi gỗ chứa các thành phần gây ra nhiều bệnh liên quan đến hô hấp. Theo như các nghiên cứu trên thế giới, bụi gỗ được xếp vào Nhóm I các loại chất gây ung thư.
- Bụi xi măng nếu chứa trên 2% silic có thể gây ra bệnh phổi.
Bụi còn gây nên sự ô nhiễm môi trường xung quanh, dẫn tới môi trường ngày càng bị ô nhiễm. Hệ sinh thái bị chịu những tác động trực tiếp từ bụi. Không khí ngày càng bị ô nhiễm, đời sống và sức khoẻ của con người bị ảnh hưởng. Nếu bụi công nghiệp phát tán ra môi trường, cũng gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm tới động – thực vật và môi trường sinh sống của chúng.
GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG BỤI CÔNG NGHIỆP
Trang bị đồ bảo hộ lao động
Các doanh nghiệp trang bị đồ bảo hộ lao động của các công nhân lao động. Giúp ngăn chặn sự tiếp xúc trực tiếp của người lao động đối với các nguồn bụi.
Xây dựng nhà máy, KCN xa khu đông dân cư
Các khu công nghiệp, nhà máy nên xây dựng ở khu vực dân cư thưa thớt, cách xa các khu đông dân cư. Đảm bảo việc hoạt động sản xuất không ảnh hưởng tới khu vực sinh sống của người dân.
Lắp đặt hệ thống xử lý bụi
Với các nhà máy có lượng phát thải bụi lớn, cần lắp đặt các hệ thống thu gom và xử lý bụi. Đảm bảo nguồn khí thải từ nhà máy là sạch, đạt tiêu chuẩn theo quy định của BTNMT, không gây ra ô nhiễm môi trường.
Hiện nay, System Dust Air là đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp xử lý bụi, xử lý khí thải cho các ngành công nghiệp. Chúng tôi cung cấp các hệ thống thích hợp nhất với từng công trình nhờ sự khảo sát, đo đạc và tính toán kỹ càng nhất. Liên hệ ngay tới System Dust Air để được tư vấn và báo giá nhanh chóng.
Biện pháp y tế
Các doanh nghiệp nên tổ chức các buổi khám sức khỏe định kỳ cho công nhân. Nhằm đảm bảo sức khoẻ và phát hiện kịp thời các loại bệnh nghề nghiệp.
Thường xuyên kiểm tra nồng độ bụi trong nhà máy để có các phương án giảm lọc nồng độ bụi, đảm bảo môi trường sạch sẽ, an toàn với sức khỏe.