Tổng hợp 5+ phương pháp xử lý khí thải hiệu quả

Khí thải công nghiệp chứa các loại chất khí độc hại. Cần xử lý chúng trước khi đưa ra môi trường. Tìm hiểu 5+ phương pháp xử lý khí thải sau đây để biết cách xử lý khí thải công nghiệp hiệu quả.

Khái niệm: Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ là việc sử dụng các chất rắn hoặc lỏng làm nguyên liệu hấp thụ. Khí thải là chất cần hấp thụ. Chuyển hoá các khí độc hại cần xử lý vào trong pha lỏng, nhờ quá trình hoà tan và làm chúng tiếp xúc với nhau.

Phương pháp xử lý khí thải bằng hấp thụ được sử dụng rộng rãi cho việc hút khí thải, khí độc, mùi công nghiệp. Có 2 phương pháp hấp thụ chủ yếu đó là:

  • Hấp thụ bằng vật lý: Là quá trình thuận nghịch. Không xảy ra phản ứng hoá học.
  • Hấp thụ hoá học: Trong quá trình hấp thụ xảy ra các phản ứng hoá học.

Các chất hấp thụ phổ biến được sử dụng cho quá trình hấp thụ như sau: 

  • Nước (H2O)
  • Các dung dịch bazo: KOH, NaOH, Na2CO3, K2CO3, Ca(OH)2, CaCO3,…
  • <span”>Monoetanolamin (OHCH2CH2NH2), tritanolamin (R3– NH), Dietanolamin( R2 – NH)

Các loại tháp hấp thụ phổ biến: 

  1. Tháp hấp thụ khí thải có lớp đệm vật liệu rỗng: Sử dụng lớp đệm vật liệu như sành, lò xò kim loại, vụn than cốc, sứ… để vào bên trong giúp tăng sự ma sát giữa hai pha. Cho phép làm việc ở tốc độ dòng khí lớn mà không lo bị tắc nghẽn. Dung dịch hấp thụ sẽ được phun thành các giọt nhỏ trong thể tích rỗng và cho dòng khí đi qua. Khí thải được dẫn vào ở đáy tháp và khí sạch thoát ra ở đỉnh tháp. Quá trình hấp thụ xảy ra bên trên bề mặt ướt của lớp đệm.
  2. Tháp phun/ buồng phun: chất lỏng được phun ra thành các hạt bụi di chuyển từ trên xuống dưới. Khí thải đi từ dưới lên trên. Nhờ vậy, tăng diện tích tiếp xúc giữa dòng khí thải và chất hấp thụ.
  3. Tháp hấp thụ khí thải sủi bọt: Khí thải có tải lượng cao, áp suất khí lớn cần sử dụng tháp hấp thụ khí thải sủi bọt. Khí thải sẽ được đi qua tấm phẳng có các lỗ đục phía trên dung dịch hấp thụ. Khí thải sẽ đi qua lớp nước dưới dạng bọt khí, vỡ ra trên bề mặt nước. Hấp thụ kiểu sủi bọt sẽ có một lớp bọt chiếm thể tích khá lớn bên trong, đây cũng là nhược điểm của phương pháp này.

🔰 Ưu điểm: 

  • Hiệu suất cao với loại khí có tính hoà tan tốt
  • Vận hành không quá phức tạp
  • Dễ dàng bảo trì, sửa chữa
  • Xử lý được khí thải có nhiệt độ thấp
  • Nguyên liệu dễ tìm kiếm, có khả năng tái sử dụng.

 

02

Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ

Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ là việc sử dụng các vật liệu hấp phụ để tách khí thải ra khỏi dòng khí, thay vì sử dụng các dung môi như nước hay các dung dịch hấp thụ khác.

Nguyên liệu hấp phụ: Sử dụng than hoạt tính, geolit, silicagen… Dựa vào nồng độ của dòng khí thải ô nhiễm, người ra sẽ sử dụng lớp hấp phụ có độ dày/ mỏng khác nhau sao cho đảm bảo được hiệu quả tốt nhất.

Các loại hấp phụ phổ biến: 

  1. Vật liệu hấp phụ hoá học: Trong quá trình hấp phụ có xảy ra các phản ứng hoá học. Khí thải bị hấp phụ do các phản ứng hoá học với vật liệu hấp phụ.
  2. Hấp phụ vật lý: Khuếch tán và hoà tan các chất khí cần hấp thụ vào trong lòng chất lỏng hay chất rắn. Các phân tử khí sẽ bị giữ lại trên bề mặt chất hấp phụ nhờ lực liên kết giữa các phân tử. Quá trình này có toả nhiệt lượng lớn phụ thuộc vào cường độ lực liên kết phân tử.

🔰 Ưu điểm: 

  • Có thể đạt được 90% hiệu quả xử lý khí thải
  • Hiệu quả làm sạch không khí cao
  • Vật liệu hấp phụ có khả năng tái sinh, dễ tìm kiếm, tiết kiệm chi phí đầu tư
  • Chi phí đầu tư thấp
03

Xử lý khí thải bằng phương pháp thiêu đốt

Xử lý khí thải bằng thiêu đốt là phương pháp sử dụng việc thiêu đốt dòng khí ở nhiệt độ cao, giúp giảm nồng độ chất khí thải ô nhiễm. Thích hợp sử dụng cho việc xử lý khí thải CO và các loại khí thải dễ cháy.

Phương pháp xử lý khí thải này sử dụng một bình nén khí để đốt, sau quá trình đốt cháy sản sinh ra hơi nước, khí CO2 và các loại chất khí ít độc hại hơn.

2 cách phổ biến như sau: 

  • Cách 1: Đốt cháy không sử dụng chất xúc tác: áp dụng cho các khí có nồng độ khí thải vượt quá giới hạn bắt lửa.
  • Cách 2: Đốt cháy sử dụng chất xúc tác (niken, bạch kim đồng): áp dụng cho các chất khí thải có nồng độ thấp và ở gần giới hạn bắt lửa.

🔰 Ưu điểm: 

  • Hiệu quả xử lý lượng khí thải ô nhiễm cao
  • Tiết kiệm chi phí trong việc lắp đặt
  • Bảo toàn tính năng cho các thiết bị
  • Thu hồi và tận dụng nhiệt thải ra trong quá trình đốt
  • Chất thải được xử lý đúng phương pháp sẽ không gây hại cho sức khỏe con người
04

Xử lý khí thải bằng phương pháp ngưng tụ

Là phương pháp ngưng tụ khí thải, với 2 dạng đó là: ngưng tụ trực tiếp và ngưng tụ gián tiếp.

  • Ngưng tụ gián tiếp: trong quá trình xử lý có sự trao đổi nhiệt giữa khí và tác nhân làm lạnh qua vách ngăn. Có thể bố trí nhiều vách ngăn, nhiều lớp và cho dòng khí và tác nhân đi ngược chiều nhau.
  • Ngưng tụ trực tiếp (ngưng tụ hỗn hợp): Khí thải và tác nhân tiếp xúc trực tiếp với nhau. Chuyển dòng khí thải thành dạng lỏng do sự thay đổi nhiệt độ. Tuy nhiên phương pháp này không được đánh giá cao do sự hao phí chất làm lạnh cao, tốn kém chi phí.

🔰 Ưu điểm: 

  • Hiệu quả thực hiện cao đối với môi trường có khí thải phù hợp với phương pháp ngưng tụ.
  • Khí thải ngưng tụ thành dạng lỏng, độ tinh khiết cao có thể tận dụng để sử dụng.
05

Xử lý khí thải bằng phương pháp ướt

Xử lý khí thải bằng phương pháp ướt là phương pháp cho dòng khí thải tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng. Chất lỏng có thành phần chủ yếu là nước. Bụi mịn sẽ được giữ lại qua các hạt nước và tác ra khỏi dòng khí thải bằng dạng bùn.

🔰 Ưu điểm: 

  • Lọc được bụi có kích thước từ 5 micromet
  • Chi phí đầu tư thấp
  • Vận hành đơn giản
  • Dễ dàng bảo trì, thay thế
06

Xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học

phương pháp xử lý khí thải sử dụng vi sinh vật để phân huỷ hoặc tiêu thụ khí thải độc hại. Vi sinh vật sẽ được cung cấp môi trường để phát triển nhờ màng sinh học như: vỏ dừa, vỏ cây… giúp phân huỷ các chất khí thải có mùi hôi, chất hữu cơ độc hại… được chuyển thành H20 và CO2.

Phương pháp cụ thể: 

  1. Xử lý khí thải bằng Biofilter: áp dụng cho các hợp chất hữu cơ bay hơi ở nồng độ thấp, có mùi hôi. Hệ thống lọc sinh học linh động, hạn chế sử dụng hoá chất. Tuy nhiên thời gian sinh việc thích nghi có thể kéo dài đến vài tháng.
  2. Công nghệ Bio-Scrubber: Các chất ô nhiễm được hấp thụ bằng nước, phân huỷ lần lượt bởi vi sinh vật có trong màng lọc. Sử dụng các thiết bị làm sạch sinh học, hiệu quả xử lý phụ thuộc vào màng lọc. Màng lọc sẽ là nơi trao đổi giữa khí thải và chất hấp thụ.
  3. Xử lý bằng Bio Creator chứa màng lọc Polymer: Làm sạch khí thải độc hại nhờ quá trình hoạt tính Enzyme của tế bào vi sinh. Có khả năng tái sinh tự nhiên Cofactor trong quá trình hoá sinh.

Để xử lý khí thải hiệu quả, cần lựa chọn phương pháp xử lý khí thải phù hợp với nồng độ khí thải sao cho hiệu quả xử lý là tốt nhất. Trên đây là  6 phương pháp xử lý khí thải phổ biến hiện nay. System Dust Air tổng hợp và tham khảo một số thông tin cho bài viết này. Hi vọng sẽ mang lại những thông tin hữu ích dành cho bạn đọc.

Nếu các bạn có nhu cầu tìm hiểu và lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, liên hệ tới System Dust Air để được hỗ trợ tư vấn và báo giá nhanh chóng. Chúng tôi chuyên cung cấp các hệ thống xử lý khí thải hiệu quả cho các công trình.

125 lượt xem
27/07/2023
3:59
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan

Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ hiệu quả thế nào?

Phương pháp hấp thụ là một trong các phương pháp xử lý khí thải phổ biến hiện nay. Nhằm xử lý lượng khí thải độc hại từ các nhà máy công nghiệp,

Bệnh bụi phổi amiang có nguy hại thế nào? Biện pháp điều trị

Bụi amiang là loại bụi nguy hiểm, chúng dẫn tới các căn bệnh bụi phổi amiang, xơ hoá phổi nếu như hít phải lượng bụi amiang vượt quá mức cho phép. Cụ

Bụi công nghiệp và những tác hại khôn lường

Bụi công nghiệp được phát tán từ các khu công nghiệp, nhà máy. Chúng là tác nhân gây ra sự ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người nếu